Các công đoạn sản xuất sản phẩm
Quá trình các công đoạn chế tác cho tới khi hoàn thiện sản phẩm Toyooka Craft. Đối với một sản phẩm ví dụ như khay đựng (ngăn kéo) quy trình sản xuất có khoảng 20 bước sau:
1. Nguyên vật liệu gỗ dạng ván: Xuất xứ gỗ ALDER, từ Hoa Kỳ, đã trải qua quá trình phơi khô tự nhiên và sấy nhân tạo. Độ dày một tấm tiêu chuẩn là 24mm, 31mm, 36mm. Tùy vào sản phẩm, có thể giảm độ dày bằng cách chia thành 2 phần.
2. Sơ chế gỗ: Đây là công đoạn loại bỏ những mắt gỗ, vết nứt, lỗ côn trùng đục,.. Và cắt theo kích thước phù hợp để gia công từng bộ phận. Người nghệ nhân sẽ phân loại gỗ theo bộ phận sản phẩm để mang lại hiệu quả cao.
3. Cắt gỗ: Xác định chiều rộng và độ dày cần thiết của vật liệu sau khi được sơ chế và cắt thành từng bộ phận cơ bản.
• ① Loại bỏ sự không đồng đều: Cắt gọt mặt đáy của vật liệu để tạo độ phẳng theo tiêu chuẩn.
• ② Cắt độ dày: Cắt gỗ theo độ dày quy định.
• ③ Lọai bỏ cạnh gỗ: Cắt mặt tiêu chuẩn thành mặt vuông góc.
• ④ Chiều rộng: cắt theo chiều rộng cố định.
4. Xử lý các bộ phận, tạo mảnh ghép gỗ theo phương pháp “Kumi-ki”
• ① Tạo rãnh: Tạo một đường rãnh để lắp tấm đáy
• ② Cắt gỗ: Cắt theo độ dày tiêu chuẩn, kỹ thuật cắt chính xác đến 1/10mm để thống nhất về mặt kích thước và lắp ghép.
• ③ Xử lý phần cong: Cắt mặt cong, lỗi thành mặt phẳng vuông góc
• ④ Cắt tấm đáy: Chế tác tấm đáy tương ứng với đường rãnh đã làm ở bước ①, kích thước cần ăn khớp để ghép với nhau.
5. Chà nhám mặt trong: Những bộ phận, mặt trong của sản phẩm được xử lý đánh bóng bằng máy chà nhám trước khi lắp ráp. Thao tác này giúp loại bỏ những vết cắt và vết xước nhỏ do lưỡi cưa tạo ra.
6. Lắp ráp bộ phận: Lắp ráp bằng cách sử dụng chất kết dính dùng cho chất liệu gỗ, sau đó lắp phần đáy vào rồi ghép chúng lại.
7. Đánh bóng phần xung quanh bên ngoài: Làm phẳng bề mặt kết dính bằng máy chà nhám, sau đó loại bỏ các vết xước và vết cắt ở phần xung quanh bên ngoài.
8. Bề mặt cong bên ngoài: Cắt phần bao quanh bên ngoài bằng máy cắt có hình tròn để tạo độ tròn mềm mại.
9. Đánh bóng bề mặt con: Đánh bóng bộ phận có hình tròn bằng máy trà nhám cho đến khi không còn dấu vết đường cắt của lưỡi dao.
10. Hoàn thiện chất liệu gỗ: Ngoài việc hoàn thiện bằng tay các bộ phận không thể đánh bóng tốt bằng máy chà và các khớp nối giữa các bề mặt phẳng và cong, chúng tôi còn loại bỏ và sửa chữa tất cả các vết xước nhỏ.
11. Kiểm tra lần thứ nhất: Gỗ sau khi hoàn thiện được kiểm tra xem có vết xước hay không, độ bám dính và độ hoàn thiện đã tốt chưa
12. Tạo Màu: Để giữ nguyên hương thơm của mắt gỗ, chúng được xử lý nhẹ nhàng rồi sau đó sấy khô.
13. Máy phun sơn: Trám các vết lõm trên bề mặt, phủ lên bề mặt một lớp sơn dày và dễ đánh bóng sau đó sấy khô.
14. Đánh bóng toàn bộ bề mặt: Đánh bóng thủ công bằng tấm đánh bóng hạt mịn để loại bỏ các vết bẩn nhỏ trên bề mặt.
15. Kiểm tra lần thứ 2: Kiểm tra các vết xước, vết nhám chưa được đánh bóng hoặc những chỗ chưa được sơn màu.
16. Phun màu và hoàn thiện: Sơn màu hoàn thiện bước cuối cùng, phủ lên bề mặt một lớp sơn bền và để khô.
17. Công đoạn hoàn thiện cuối cùng: Kiểm tra từng ngăn kéo và bọc vải lông mịn bên trong. Lắp từng ngăn kéo vào kệ và hoàn thành sản phẩm.
18. Kiểm tra lần cuối: Tiến hành kiểm tra tổng thể
19. Chuyển hàng: Đóng gòi sản phẩm và vận chuyển hàng.